THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHUNG CƯ

  1. Nguồn gốc và thành phần nước thải chung cư

Nước thải chung cư  là nước đã được sử dụng bởi một cộng đồng dân cư  và chứa tất cả các vật liệu được thêm vào nước trong quá trình sử dụng. Do đó, nó bao gồm các chất thải của cơ thể người (phân và nước tiểu) cùng với nước được sử dụng để xả nhà vệ sinh, nước thải do rửa cá nhân, giặt ủi, chuẩn bị thực phẩm và làm sạch dụng cụ nhà bếp.

Nước thải đen là một chất lỏng màu xám đục. Nó chứa các chất rắn nổi và lơ lửng lớn (như phân, vải vụn), chất rắn lơ lửng nhỏ hơn (giấy, vỏ thực vật) và chất rắn rất nhỏ trong hỗn dịch keo (tức là không thể lắng) cũng như các chất ô nhiễm trong giải pháp thực sự.

Thành phần của phân người và nước tiểu (bảng 1)được  cho vào hệ thống xử lý nước thải, ở dạng đơn giản hơn. Phần hữu cơ của cả 2 thành phần trên chủ yếu từ protein, carbohydrate và chất béo. Các hợp chất này, đặc biệt là hai hợp chất đầu tiên,chứa hàm lượng COD và BOD cao nên là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vô số vi sinh vật .

Phân Nước tiểu
Khối lượng

Số lượng (ướt) mỗi người/ mỗi ngày

Số lượng (khô) mỗi người/ mỗi ngày

Thành phần %

Độ ẩm

Chất hữu cơ

Nito

Phosphorus  (P2O5)

Potassium (K2O)

Carbon

Calcium (CaO)

 

135–270 g

35–70 g

 

66–80

88–97

5.0–7.0

3.0–5.4

1.0–2.5

44–55

4.5

 

1.0–1.3 kg

50–70 g

 

93–96

65–85

15–19

2.5–5.0

3.0–4.5

11–17

4.5–6.0

Source: Gotaas (1956)

Nước thải xám bao gồm chất tẩy rửa, xà phòng, chất béo và dầu mỡ các loại, thuốc trừ sâu, bất cứ thứ gì trong thực tế đi xuống bồn rửa nhà bếp, và điều này có thể bao gồm các vỏ rau, lá trà, hạt đất (phát sinh từ việc chuẩn bị rau) và cát

  1. Công nghệ xử lý nước thải khu chung cư

Ngày nay công nghệ xử lý nước thải khu chung cư có nhiều  phương pháp để xử lý nhưng hiệu quả xử lý ổn định và ít chi phí là công nghệ bùn hoạt tính CAS kết hợp giá thể bám dính MBBR

 

  1. Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải gồm 2 nguồn chủ yếu là nước thải từ WC và nước thải sinh hoạt:

Nước thải từ WC sẽ được dẫn về hầm tự hoại trước khi đến hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên trong hầm tự hoại diễn ra 2 quá trình:

+ Quá trình tĩnh-lắng cặn: dưới tác dụng của trọng lực các hạt cặn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể, tại đây vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ. Nước sau tách cặn theo đường ống ra khỏi bể.

+ Quá trình lên men: cặn lắng dưới đáy bể sẽ được vi sinh vật kỵ khí phân hủy nhằm giảm thể tích và mất mùi hôi. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, hàm lượng vi sinh vật…

Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể tách dầu mỡ phát sinh từ nhà bếp ượng mỡ trong dòng thải gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải, cụ thể là gây ức chế vi sinh vật, tạo màng bám trên các lớp giá thể –> ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong bể, có thể gây tách hệ thống đường ống, bầu bơm..

  • Hố thu gom: có nhiệm vụ thu gom nước thải chung cư, tại đây được lắp thêm lưới lược rác để lược rác thô và các chất lơ lững kích thước lớn trong nước thải. Nước từ bể thu được bơm sang bể điều hòa.
  • Bể điều hòa:Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau.
  • Bể sinh học thiếu khí:Có tác dụng phân hủy các hợp chất chứa N, P có trong nước thải sinh hoạt. Trong bể có lắp đặt máy khuấy chìm để khuấy trộn bùn liên tục, tăng hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng.
  • Bể sinh học hiếu khí:Tại đây dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, N , P… đây là những chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải) sẽ bị phân huỷ. Đồng thời trong ngăn MBBR còn có lắp giá thể dạng tấm để bùn hoạt tính dính bám nhằm tăng hiệu quả xử lý.
  • Bể lắng: Dùng để tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của thiết bị lắng và tự động được bơm tuần hoàn trở lại bể MBBR. Phần bùn dư được bơm định kỳ sang bể chứa bùn.
  • Bể trung gian: Hỗn hợp bùn và nước sau khi được tách từ bể lắng phần nước trong sẽ theo máng thu nước chảy vào bể trung gian với chức năng ổn định nước để bơm nước vào bồn lọc áp lực.
  • Bồn lọc áp lực: Nước thải được bơm vào bồn lọc dưới tác dụng của các vật liệu lọc các cặn bẩn không lắng được sẽ được giữ lại và nước trong sẽ chảy qua bể khử trùng.
  • Bể Khử trùng: Phần nước trong sau khi lọc được dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A
  1. Ưu điểm

Với những ưu thế vượt trội của công nghệ xử lý sinh học hiếu khí có sử dụng giá thể tiếp xúc cố định như : Hiệu quả xử lý cao các chất ô nhiễm hữu cơ, N, P; Tải lượng xử lý các chất hữu cơ cao hơn, do đó khối tích công trình nhỏ, thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích đất xây dựng; chi phí và quy trình vận hành đơn giản, không cần nhân công trình độ cao. Ngoài ra, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật bám dính cố định còn có một số ưu điểm về mặt kỹ thuật như:

– Diễn ra cả hai quá trình nitrification và denitrification.

– Có khả năng đệm trong trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải vào ở mức cao hoặc trong nước thải có chứa chất độc (nồng độ thấp).

– Tiêu thụ sinh khối của các vi sinh vật khác nhau trong cùng quần thể vi sinh vật.
– Giá thể vi sinh dạng tấm có cấu hình tối ưu làm tăng hiệu quả xử lý, giúp quá trình tách vi sinh vật già thuận lợi, tránh tình trạng vi sinh vật già bám quá lâu trên bề mặt giá thể.
– Nước thải ra đạt chuẩn loại A có thể tận dụng để tưới cây xung quanh chung cư hay là lượng nước dự trữ cho PCCC.

 HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XLNT CHUNG CƯ NHÀ Ở XÃ HỘI THỚI BÌNH

Trung tâm Nghiên cứu DVCN và Môi trường ETC chuyên thực hiện Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ; Tư vấn và Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để được tư vấn chi tiết và báo giá ngay hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0916.014.343 hoặc (028)39162814  hoặc  yennhi.etc@gmail.com.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0916.049.343