Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Ngành công nghiệp dệt nhuộm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và đem lại nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với cả môi trường và xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này không chỉ cung cấp hàng triệu việc làm mà còn đóng góp vào việc tạo ra những sản phẩm vải đa dạng, từ quần áo hàng ngày cho đến sản phẩm cao cấp và công nghệ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc xử lý nước thải dệt nhuộm và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của ngành này.

Nước thải dệt nhuộm là gì?

nước thải dệt nhuộm là loại nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và xử lý vải trong ngành công nghiệp dệt nhuộm. Quá trình nhuộm vải bao gồm sử dụng các chất nhuộm, chất tẩy và các chất phụ gia khác để thay đổi màu sắc và tính chất của vải. Trong quá trình này, nước thải được tạo ra và chứa các chất gây ô nhiễm như thuốc nhuộm, chất hữu cơ, kim loại nặng và các hợp chất hóa học khác.

Nước thải dệt nhuộm có tính axit hoặc kiềm cao, nhiệt độ cao và nồng độ các chất ô nhiễm như COD, BOD, và màu sắc đậm. Nước thải này có khả năng gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý nước thải dệt nhuộm là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ nguồn nước và đảm bảo sự bền vững trong hoạt động sản xuất vải.

Nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm

THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Nước thải dệt nhuộm là nước thải sử dụng nhiều hóa chất và nguyên liệu diệt là đa dạng nên nước thải ra rất phức tạp nhưng đặc tính chung của nước thải là có nhiệt độ , độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao.

Cụ thể các thành phần nước thải phát sinh qua các công đoạn dệt nhuộm như sau:

Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ Tinh bột, glucozo, carboxy metyl cenlulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp BOD cao
Nấu, tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xo sợi vụn Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao)
Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit, … Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm chính bao gồm nhuộm hoàn nguyên, phân tán, hoạt tính, trực tiếp, axit, cation, acid và các muối kim loại Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TSS cao
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, axit, … Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng nhỏ.
Giặt công nghiệp Giặt thông thường hoặc Giặt Denim Độ màu cao, BOD thấp

(Nguồn: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học – PGS.TS Lương Đức Phẩm)

Vì những thành phần phức tạp đó mà công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phổ biến hiện nay là sử dụng phương pháp hóa lý là chính.Và để đảm bảo cho nước thải đầu ra có thể tái sử dụng thì công ty ETC có phương pháp sử lý nước thải như sau:


THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau

Bể keo tụ tạo bông: Bể được bổ sung hóa chất để tăng hiệu suất của quá trình keo tụ, tạo bông thông thường thì sẽ bổ sung hóa chất như phèn nhôm PAC, polymer … với tác dụng chính là tách các cặn lơ lửng trong nước thải

Bể lắng 1: Các bông cặn kết hợp lại với nhau với kính thước lớn sẽ lắng xuống đáy và được đưa qua máy ép bùn để ép bùn thải

Bể sinh học hiếu khí: Tại đây dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí các chất ô nhiễm hữu cơ  sẽ bị phân hủy lên tới 85-90% đảm bảo nước đầu ra

Bể lắng

Dùng để tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của thiết bị lắng và tự động được bơm tuần hoàn trở lại bể sinh học. Phần bùn dư được bơm định kỳ sang bể chứa bùn.

Bồn lọc áp lực:

Nước thải được bơm vào bồn lọc dưới tác dụng của các vật liệu lọc các cặn bẩn không lắng được sẽ được giữ lại và nước trong sẽ chảy qua bể khử trùng.

Bể Khử trùng:

Phần nước trong sau khi lọc được dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 13:2015/BTNMT, Cột A

Đánh giá thực trạng của nước thải dệt nhuộm hiện nay

Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất là một thách thức cần được giải quyết. Các doanh nghiệp sản xuất dệt nhuộm đã đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Đánh giá hiện trạng của nước thải dệt nhuộm như sau:

  • Lượng nước thải: Ngành công nghiệp dệt nhuộm mỗi năm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Việc chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn hoặc hệ thống bị hư hỏng, chưa cải tạo kịp thời, gây ra việc xả thải không được kiểm soát.
  • Nguồn gốc ô nhiễm: Nước thải dệt nhuộm có nguồn gốc từ các công đoạn như hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Các tạp chất tách ra từ vải sợi, hóa chất sử dụng trong quá trình nhuộm như thuốc nhuộm, chất tẩy, chất trơ, chất ngấm và các chất hỗ trợ góp phần vào thành phần nước thải và tác nhân gây ô nhiễm.
  • Tác nhân ô nhiễm: Trong nước thải dệt nhuộm, các tác nhân ô nhiễm chính bao gồm tạp chất từ vải sợi, hóa chất sử dụng, chất hồ vải, màu sắc và các chất độc hại như kim loại nặng. Các tác nhân này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh, giảm nồng độ oxy hòa tan và tạo màu sắc cho nguồn nước tiếp nhận.
  • Ảnh hưởng đến môi trường: Nước thải dệt nhuộm gây tăng pH, tăng tổng hàm lượng chất rắn, giảm oxy hòa tan, tạo màu sắc đậm và chứa các chất độc hại như kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ. Điều này ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh, cảnh quan và có thể gây ra các bệnh mãn tính cho con người và động vật.
    Nước thải dệt nhuộm
    Nước thải dệt nhuộm

Thành phần công nghiệp nước thải dệt nhuộm

Các thành phần trong nước thải dệt nhuộm có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và quy trình sản xuất cụ thể của từng nhà máy. Tuy nhiên, các thành phần chính như tạp chất từ vải sợi và hóa chất sử dụng là những thành phần chung và đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.

  • Tạp chất từ sợi vải: Bao gồm các chất dầu mỡ, tạp chất chứa nitrit và các chất bụi bẩn dính vào sợi vải trong quá trình xử lý sợi và giặt sợi.
  • Hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy trắng và làm bóng: Gồm hồ tinh bột, axit sunfuric, axit axetic (CH3COOH), xút ăn da, natri hypochlorite (NaOCl), hydrogen peroxide (H2O2), muối natri cacbonat, muối natri sunfat và các loại thuốc nhuộm, chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu và chất tẩy trắng.

Ảnh hưởng của nước thải nhuộm đến môi trường

  • Độ pH cao: Nếu độ pH của nước vượt quá 9, nước trở nên kiềm và có thể gây độc hại cho các loài thủy sinh nhạy cảm. Môi trường nước có độ pH cao ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, hấp thụ chất dinh dưỡng và sự phát triển sinh sản của các loài thủy sinh. Nó có thể gây tổn thương đến các cơ quan và hệ thống nội bào của các sinh vật, dẫn đến cái chết hoặc giảm hiệu suất sinh sản.
  • Hàm lượng chất rắn: Nước thải dệt nhuộm thường chứa các muối trung tính, khi được thải ra môi trường một lượng lớn, có thể làm tăng hàm lượng chất rắn trong nước. Việc tăng hàm lượng chất rắn này có thể gây trở ngại cho quá trình thẩm thấu và trao đổi chất của tế bào sinh vật, gây hại cho các loài thủy sinh. Các hạt rắn có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp hoặc làm tổn thương các cơ quan nội bào của sinh vật.
  • Hóa chất như hồ tinh bột, BOD, COD: Các hóa chất này thường có trong nước thải dệt nhuộm và có thể gây hại cho sinh vật trong môi trường. Hồ tinh bột là một chất hữu cơ khó phân hủy, trong quá trình phân hủy, nó sử dụng nhiều nguồn oxy, làm giảm lượng oxy hòa tan trong môi trường. BOD (Demand Oxygen Biochemical) và COD (Demand Oxygen Chemical) là các chỉ số đo lường khả năng tiêu thụ oxy của nước. Khi nồng độ BOD và COD cao, nước có khả năng tiêu thụ oxy cao, gây thiếu oxy cho sinh vật trong môi trường, dẫn đến cái chết của chúng.
  • Dư lượng thuốc nhuộm: Nước thải dệt nhuộm thường chứa dư lượng thuốc nhuộm, làm tăng độ màu của nước thải. Độ màu cao và cường độ ánh sáng thấp trong môi trường thủy sinh gây khó khăn cho quá trình quang hợp tự nhiên của sinh vật nước. Ngoài ra, các chất độc hại như kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ có thể tích tụ trong cơ thể sinh vật qua việc tiếp xúc với nước thải, gây hại và gây bệnh mãn tính cho các loài thủy sinh.
  • Ô nhiễm chất hữu cơ: Một hàm lượng ô nhiễm cao các chất hữu cơ trong nước thải cũng có thể giảm lượng oxy hòa tan trong môi trường. Sự giảm oxy có thể ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của các loài thủy sinh, đặc biệt là các sinh vật cần nhiều oxy để tồn tại.
    Nước thải dệt nhuộm
    Nước thải dệt nhuộm

Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm không phải loại nước thải dễ xử lý. Chính vì vậy đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào việc đánh giá mức ô nhiễm của nước thải mà các doanh nghiệp sẽ có phương pháp ứng dụng phù hợp.

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm các phương pháp vật lý-cơ học, hóa học, sinh học và xử lý nhiệt. Các phương pháp này giúp loại bỏ các chất độc hại, đảm bảo độ pH, loại bỏ chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, kim loại nặng và đáp ứng tiêu chuẩn môi trường khi thải ra môi trường tự nhiên.

Phương pháp cơ học

Sử dụng các thiết bị như song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn và tách các hợp chất rắn không hòa tan. Quá trình này giúp loại bỏ cặn bẩn và tạp chất trong nước thải.

Phương pháp hóa học

Sử dụng các chất hóa chất để trung hòa hoặc oxy hóa các chất độc hại trong nước thải. Các quá trình khử trùng, khử khuẩn, oxy hóa bậc cao và quá trình keo tụ tạo bông được sử dụng để loại bỏ các hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải. Quá trình này giúp tách lắng chất rắn ra khỏi nước thải.

Phương pháp hóa-lý

Kết hợp các phương pháp hóa và cơ học để xử lý nước thải dệt nhuộm. Đây là quá trình kết hợp giữa quá trình keo tụ/tạo bông và bể tuyển nổi để lọc nước thải. Quá trình này tùy thuộc vào đặc trưng của nước thải dệt nhuộm để đảm bảo loại bỏ độ màu, chất hữu cơ hòa tan và kim loại nặng.

Phương pháp sinh học

Sử dụng vi sinh vật và các quá trình sinh học để loại bỏ chất hữu cơ, COD (Demand Oxygen Chemical) và BOD (Demand Oxygen Biochemical) trong nước thải. Quá trình này thường kết hợp với quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ.

Trên đây  là những thông tin chia sẽ về  xử lý nước thải dệt nhuộm là gì? Những phương pháp xử lý sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và cách sử lý nước thải dệt nhuộm. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ sử lý nước thải dệt nhuộm có thể liên hệ” trung tâm nghiên cứu dịch vụ công nghệ & môi trường ETC” hoặc qua hotline  0903 983 932. Nhớ theo dõi website: https://moitruongetc.com để xem những thông tin bổ ích.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0916.049.343