Hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản theo công nghệ AAO tiên tiến của nhật bản với chi phí giá thành thấp – đội ngũ kỹ sư môi trường công ty ETC luôn được đánh giá cao về năng lực hồ sơ – các dự án chuyên về xử lý nước thải – xử lý khí thải rác nguy hại và dịch vụ báo cáo giám sát môi trường – đánh giá tác động đtm LH : 0903 983 932

1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài 3620 km và một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 là một phần của Biển Đông có rất nhiều loài hải sản quý hiếm, thuận lợi để phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Một số lượng lớn rong biển và các ngành thân mềm, các loài nhuyễn thể, giáp xác có trong biển, hồ, ao sông suối là nguồn protein có giá trị to lớn, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, là kho tàng và tài nguyên vô tận về động vật, thực vật biển.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Thủy sản thì hiện nay chúng ta có hơn 1470000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có khoảng 544.500.000 ha ruộng trũng và khoảng 56.200.000 ha hồ có thể dùng để nuôi cá, tôm. Tính đến nay cả nước đã xây dựng được 650 hồ, đâp vừa và lớn, 5300 hồ và đập nhỏ với dung tích xấp xỉ 12 tỉ m3, đặc biệt chúng ta có nhiều hồ thiên nhiên và nhân tạo rất lớn như hồ Thác Bà (3000 triệu m3), Hồ Trị An, Hồ Tây..
Cùng với ngành nuôi trồng thủy sản , khai thác thủy sản thì ngành chế biến thủy sản cũng đóng góp phần lớn trong thành tựu của ngành thủy sản Việt Nam. Đây là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiến tiến của khu vực Thế giới trong mộ số lĩnh vự chế biến thủy sản. Nguồn ngoại tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là từ chế biến thủy sản. Đến năm 2008, đã có 544 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong 410 cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, 414 doanh nghiệp đã áp dụng các quy phạm GMP, SSOP, HACCP, ISO 14001.., đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch hơn, được phép xuất khẩu sang thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Bang Nga và đến nay con số này đã tăng lên rât nhiều. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 269 doanh nghiệp chế biến được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Việt Nam.
Nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sang tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, nuôi trồng thủy sản đang đóng góp hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như thực hiện xóa đói giảm nghèo ở các vùng miền của đất nước.
Tổng quan về nước thải chế biến thủy sản
Nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản rất phong phú và đa dạng, từ các loại tự nhiên cho đến các loại nuôi trồng. công nghệ chế biến cũng khá đa dạng tùy theo từng mặt hàng nguyên liệu và đặc tính các loại sản phẩm (thủy sản tươi sống đông lạnh, thủy sản khô,…) Do sự phong phú và đa dạng về loại nguyên vật liệu và sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải chế biến thủy hải sản cũng đa dạng và phức tạp.
Nước thải của nhà máy chế biến thủy hải sản phần lớn là nước thải trong quá trình rửa sạch, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ và nước vệ sinh cho công nhân. Trong nước thải chứa nhiều mảnh vụn thịt ruột, vảy và mỡ của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây ra các mùi tanh.
(Trong nguồn nước thải thủy sản chứa hầu hết các chất hữu cơ như thịt ruột, vảy, mỡ các loại thủy sản, mảnh vụn thường dễ lắng và dễ phân hủy gây ra các mùi tanh)
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất hữu cơ gây ô nhiễn cao như: COD trong nước thải khoảng 1000 ÷ 1.200 mg/l, BOD vào khoảng 600÷950 mg/l nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng. Tuy nhiên tỉ số BOD/COD khoảng 75÷80% thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học. hàm lượng N,P cao cũng dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa tại điểm tiếp nhận nước thải. Các chất rắn lơ lửng trong nước thải làm cho nước đục và có màu, nó ngăn ánh sáng chiếu xuống làm hạn chế quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Ngoài ra các loài vi sinh vật như là trứng giun sán gây bệnh hay vi khuẩn trong nước sẽ là nguồn gây bệnh trực tiếp và nghiêm trọng. Con người và động vật sử dụng trục tiếp nguồn nước bị nhiễm bẩn sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, hô hấp ddawwjc biệt nghiêm trọng hơn sẽ gây ra thương hàn, bại liệt.

Đặc trưng nước thải ngành chế biến thủy sản

Với vị trí địa lý của nước ta là vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của ngành chế biến thủy sản vì một mặt nước ta được bao phủ bởi biển có chiều dài lên tới 3600km, đây được coi là một điều kiện quá thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam , sản lượng thủy sản nước ta đủ sức cung cấp cho nội địa và xuất khẩu ra thế giới do đó ngành thủy sản góp phần rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, theo thống kê năm 2013 ngành công nghiệp chế biến thủy sản mang về lợi nhuận cho nước ta hang ngàn tỷ và giải quyết hang triệu lao động có việc làm.

Ngành nào cũng dậy có mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực , mặt tiêu cực của ngành chế biến thủy sản là nước thải chế biến thủy sản.

Tại sao ta nói nước thải là mặt tiêu cực của ngành chế biến thủy sản vì nước thải thủy sản sinh môi hôi thối, tanh do quá trình phân hủy của các phần còn sót lại của các sinh vật biển gây ảnh hưởng rất nặng nề và trực tiếp đến môi trường sống của con người nếu không xử lý đúng cách.

Tính chất nước thải thủy sản

Thành phần chủ yếu trong nước thải thủy sản là các chất hữu cơ đôc hại khó phân hủy phần lớn là xương, vây đuôi, bộ phận nội tạng ….của các sinh vật biển . Do khó phân hủy nên nước thải thủy sản được coi là nước thải khó xử lý và rất độc hại, nước thải thủy sản nếu không xử lý đúng cách thì nó mang lại một số mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột, Và nó cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh

THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SONG CHẮN RÁC
Nước thải từ nhà máy được đưa trực tiếp đến hệ thống xử lý, đầu tiên là qua song chắn rác để giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn như rác, các vụn cá, ruột.. Các chất này có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành thế thống như làm tắc nghẽn ống dẫn, tăng trở lực dòng chảy nên làm tiêu hao năng lượng bơm.
Kích thước và khối lượng rác giữu lại ở song chắn rác phụ thuộc vào kích thước khe hở giữa các thanh đan. Để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực quá lớn, ta cần phải thường xuyên làm vệ sinh và lấy rác. Chu kì lấy rác ở song chắn phụ thuộc vào lượng rác. Việc lấy rác phải tiến hành đúng quy định vì rác ứ động quá lâu không những gây mùi hôi thối mà còn gây cản trở dòng chảy từ song chắn rác đến bể lắng.
BỂ LẮNG ĐỢT 1
Nước thải chảy vào bể lắng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, những chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến bể xử lý tiếp theo. Các chất lắng xuống đáy được đưa ra bể chứa bùn và được hút định kỳ
BỂ ĐIỀU HÒA
Nước thải từ bể lắng được chảy thẳng vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và chất lượng, tạo chế độ ổn định liên tục tránh hiện tượng quá tải cục bộ tại các công trình phía sau.
BỂ UASB
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên nhằm xáo trộn dòng nước để vi sinh vật kỵ khí trong bể tiếp xúc nhiều với dòng nước và loại bỏ chất hữu cơ có trong nước thải. pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7-7,5. Tại bể UASB , các vi sinh vật sẽ phân hủy hữu cơ có trong nước thải, hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo BOD, COD đạt 60 – 80% thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí biogas.
Bể AEROTANK
Nước thải từ bể UASB được dẫn qua bể Aerotank để xử lý triệt để các chất hữu cơ. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như CO2, H2O. Hiệu quả xử lý COD trong bể đạt từ 90-95%. Nồng độ oxy trong nước luôn luôn được duy trì ở mức DO > 2mg/l.
BỂ LẮNG ĐỢT 2
Từ bể Aerotank nước thải được dẫn qua bể lắng, tại đây diễn ra quá trình phần tách giữa nước và bùn hoạt tính nhờ PAC. Tại đây phần nước tách ra được tuần hoàn trở lại bể Aerotank nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể, phần bùn dư được bơm vào bể chứa bùn nhờ máy bơm bùn.
BỂ KHỬ TRÙNG
Nước thải từ bể lắng tự chảy qua bể khử trùng, tại đây nước được cung cấp dung dịch chlorine để tiêu diệt vi sinh vật và thành phần gây bệnh còn lại trong nước thải như Ecoli, Coliform… trước khi thải ra ngoài môi trường. Tại bể khử trùng có hai máy bơm nước thải để đưa nước thải ra ngoài.
BỂ CHỨA BÙN
Bùn từ bể lắng dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn để lưu trữ và hút bùn định kỳ

Chat Zalo
0916.049.343