Phát minh ra công nghệ mới giúp cải thiện thị lực

Để hồi phục lại thị lực người mù như thế nào? Mới đây các nhà khoa học Australia vừa nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cấy tế bào giác mạc tạo ra lớp màng hydrogel trong suốt có thể cấy ghép vào mắt . Phát minh mới sẽ giúp người mù có cơ hội nhìn lại ánh sáng rất cao.

VNE-Eye-9933-1471822509

Phương pháp cấy ghép tế bào vào mắt ban đầu được thử nghiệm thành công trên cừu và thu được kết quả đầy to lớn tạo ra bước đột phá trong ngành y học cấy ghép giác mạc. Cơ hội thay đổi cuộc sống của con người là rất to lớn, thí nghiệm sẽ được nghiên cứu lâu dài trước khi công bố đại trà.

Đa sô hiện nay việc sử dụng thuốc và cấy ghép giác mạc cực kỳ tốn kém, ngoài ra có những khó khăn trong việc sử dụng thuốc steroids làm ngăn chặn đào thải khó khăn trong việc cấy ghép giác mạc. Với nghiên cứu mới của nhóm Ozcelik có thể giảm nguy cơ trên và thu được hiệu quả tức thì.

“Chúng tôi tin rằng phương pháp trị liệu mới này hiệu quả hơn sử dụng giác mạc hiến tặng. Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng tế bào của chính bệnh nhân để hạn chế đào thải. Trong năm tới, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng”, kỹ sư sinh học Berkay Ozcelik, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Melbourne, Australia, cho biết.

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu tế bào giác mạc của cừu, nuôi cấy chúng trên lớp màng hydrogel để tăng số lượng tế bào rồi ghép lại vào mắt. Sau khi ghép lại vào mắt, các tế bào mới sẽ tiếp nhận độ ẩm từ tuyến lệ của mắt để phát triển khỏe mạnh.

Lớp màng hydrogen có độ dày là 50 micro mét, mỏng hơn một sợi tóc. Sau khi cấy ghép, các tế bào nhận nước chảy giữa giác mạc và khu vực phía trong mắt. Lớp màng hydrogen sẽ bắt đầu tan ra và biến mất trong vòng hai tháng.

“Vật liệu hydrogel giúp giảm tối đa chứng viêm nhiễm, không gây kích ứng và có khả năng tái tạo mô. Vì thế, phương pháp này có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau”, Ozcelik chia sẻ.

“Lợi ích khác của công nghệ này là chúng ta có thể sử dụng tế bào hiến tặng để tạo ra nhiều tế bào giác mạc và dùng chúng cho nhiều bệnh nhân”, Ozcelik nói.

Chat Zalo
0916.049.343