Tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giá rẻ

Tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giá rẻ trên toàn quốc khắp tỉnh từ tphcm – đồng nai – bình dương – bình phước – long an – cần thơ – vũng tàu … với chi phí rẻ – dịch vụ nhanh chóng – hồ sơ thủ tục gọn nhẹ – đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Công ty môi trường etc là đơn vị hoạt động hơn 20 năm trong ngành môi trường với đội ngũ kĩ sư giỏi – trẻ – nhiệt huyết yêu nghề – chuyên môn cao. Với hơn 5000 khách hàng ETC luôn chứng minh về dịch vụ chất lượng cùng giá cả phải chăng. Hotline : 0903.983.932 để tư  vấn miễn phí .

bao_cao_giam_sat_moi_truong

 

– Với khách hàng mới làm báo cáo giám sát ETC luôn có chương trình khuyến mãi 10% chi phí cho thủ tục hồ sơ cho tất cả khách hàng cũ và mới trên toàn quốc. Việc làm báo cáo giám sát là bất buộc cho các doanh nghiệp khi hình thành công ty sản xuất các lĩnh vực làm báo cáo giám sát nhà hàng – khách sạn – bệnh viện – phòng khám đa khoa….

  1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ lập ra nhằm giúp các cơ quan chức năng trong việc giám sát môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường mà các nhà máy sản xuất, công ty đã cam kết tại các hồ sơ môi trường thông qua các số liệu quan trắc  môi trường do đơn vị có chức năng về môi trường đo đạc, giám sát của mỗi công ty. Việc thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ giúp cho mỗi công ty thấy được và ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm và đưa ra giải pháp xử lý môi trường.
  • Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường

 

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Báo cáo kết quả quan trắc môi trường) là hình thức báo cáo tình hình hoạt động của cở sở (nhà máy) và đánh giá tình hình giảm thiểu và biện pháp bảo vệ môi trường do hoạt động của cơ sở (nhà máy) gây ra làm ảnh hưởng đến môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Cấu trúc báo cáo được thực hiện theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 và được đổi tên báo cáo từ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ thành Báo cáo kết quả quan trắc môi trường.
Đối tượng lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường: gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc 16 nhóm sau đã có giấy xác nhận việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường:

  • Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng
  • Nhóm các dự án về giao thông
  • Nhóm dự án về điện, điện tử, năng lượng phóng xạ
  • Nhóm dự án liên quan đến khai thác thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt
  • Nhóm thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
  • Nhóm dự án về dầu khí
  • Nhóm dự án về cơ khí, luyện kim
  • Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
  • Nhóm dự án sản xuất chế biến thực phẩm
  • Nhóm dự án chế biến nông sản
  • Nhóm dự án chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi
  • Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  • Nhóm dự án về sản xuất hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
  • Nhóm dự án về sản xuất giấy, văn phòng phẩm
  • Nhóm dự án về dệt nhuộm, may mặc…..

Các nhóm dự án trên cần thực hiện lập báo cáo kết quả môi trường định kỳ theo chương trình giám sát môi trường đã được phê duyệt trong các báo cáo nêu trên. Tùy thuộc vào quy mô, công suất hoạt động và khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường mà của từng cơ sở mà có chương trình giám sát và tần suất thực hiện báo cáo khác nhau.

Tần suất và thời gian thực hiện báo cáo kết quả quan trắc môi trường như sau:

Đối với các cơ sở thực hiện Báo cáo kết quả quan trắc môi trường 1 lần/năm sẽ thực hiện báo cáo theo mẫu A2 phụ lục V thông tư 43/2015/TT-BTNMT

Đối với các cơ sở thực hiện Báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt/năm (2 đợt/năm hoặc 4 đợt/năm)sẽ thực hiện báo cáo theo mẫu A1 phụ lục V thông tư 43/2015/TT-BTNMT.

Nội dung thực hiện báo cáo

Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, hoạt động phát thải (nước thải, khs thải, chất thải rắn) và công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Bước 2: Lập kế hoạch quan trắc môi trường (thiết bị, dụng cụ, hóa chất, số lượng mẫu….) và tiến hành lấy mẫu môi tường ( nước thải, khí thải,.. tùy thuộc vào chương trình quan trắc được yêu cầu)
Bước 3: Phân tích mẫu môi trường và đánh giá chất lượng mẫu môi trường. Kiến nghị chủ cơ sở khắc phục khi mẫu môi trường không đạt quy chuẩn quy định.
Bước 4: Báo cáo hoàn chỉnh được nộp về cơ quan chức năng xác nhận. Tùy thuộc vào quy mô, công suất hoạt động và khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường mà của từng cơ sở mà có từng cấp quản lý khác nhau :

  • Bộ Tài nguyên Môi trường cấp trung ương
  • Sở Tài nguyên Môi trường/Chi cục Bảo vệ Môi trường cấp tỉnh/thành phố
  • Phòng Tài nguyên Môi trường cấp Quận/huyện

Những hồ sơ đi kèm báo cáo kết quả quan trắc môi trường:

  • Có giấy xác nhận việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại và Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có)
  • Sơ đồ mặt bằng tổng thể
  • Hóa đơn điện, nước các tháng gần nhất.

Thời gian thực hiện báo cáo và hạn nộp báo cáo kết quả quan trắc môi trường:
Thời gian thực hiện báo cáo: 10-15 ngày kể từ ngày lấy mẫu.
Thời hạn nộp báo cáo:
Nộp báo cáo kết quả quan trắc môi trường chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc
Nộp báo cáo hàng quý, hằng tháng trước ngày 15 tháng tiếp theo
Nộp báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quna trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 03 của năm sau.

Chat Zalo
0916.049.343